Giấy phép xây dựng là loại giấy tờ pháp lý bắt buộc mà các cá nhân hoặc tổ chức cần phải có trước khi tiến hành xây dựng một công trình mới hoặc sửa chữa, cải tạo công trình hiện hữu. Vậy giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu?
1. Giấy Phép Xây Dựng Là Gì?
Trước khi tìm hiểu xem giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu, nếu bạn chưa biết đây là giấy tờ gì thì có thể tham khảo nhanh thông tin sau:
Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân hoặc tổ chức để họ có thể thực hiện các hoạt động như xây mới, sửa chữa, hoặc di dời các công trình trong một khoảng thời gian nhất định. Chủ đầu tư phải tuân thủ chính xác các điều khoản đã ghi trong giấy phép. Vi phạm các điều khoản này có thể dẫn đến hình thức phạt theo luật định.
Thông tin cơ bản trên giấy phép xây dựng bao gồm:
- Tên và vị trí của công trình thuộc dự án.
- Thông tin cá nhân và địa chỉ của chủ đầu tư.
- Quy định về tuyến đường nếu công trình xây dựng theo tuyến.
- Loại và cấp độ của công trình.
- Cốt xây dựng và các chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
- Hệ số xây dựng hoặc mật độ xây dựng (nếu có).
Đối với các công trình dân dụng, công nghiệp, và nhà ở riêng lẻ, giấy phép cần bổ sung các thông tin về tổng diện tích xây dựng, diện tích tầng trệt, số tầng công trình bao gồm tầng hầm, tầng áp mái và tầng kỹ thuật, cũng như chiều cao tối đa của toàn bộ công trình.
2. Giấy Phép Xây Dựng Có Thời Hạn Bao Lâu?
Giấy phép xây dựng có thời hạn, còn được gọi là giấy phép xây dựng tạm thời, là loại giấy phép chỉ cấp cho các dự án xây dựng trong một khoảng thời gian nhất định đã được quy hoạch và phê duyệt trước. Vậy giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu?
Về thời hạn của loại giấy phép này, theo Khoản 10 Điều 90 của Luật Xây dựng 2014, không được vượt quá 12 tháng kể từ ngày cấp bởi Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, chủ đầu tư cần phải tiến hành khởi công xây dựng công trình trong thời hạn 12 tháng, đồng thời tiến độ và thời gian hoàn thành công trình phải tuân theo lịch trình đã đề ra.
Nếu giấy phép xây dựng sắp hết hạn mà công trình chưa bắt đầu xây dựng, chủ đầu tư cần nộp đơn xin gia hạn giấy phép. Giấy phép này có thể được gia hạn tối đa hai lần, với mỗi lần gia hạn kéo dài 12 tháng. Sau khi đã sử dụng hết số lần gia hạn cho phép mà công trình vẫn chưa khởi công, chủ đầu tư sẽ phải làm thủ tục xin cấp một giấy phép xây dựng mới.
3. Phân Biệt Giấy Phép Xây Dựng Có Thời Hạn Và Không Thời Hạn
Có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa giấy phép xây dựng có thời hạn và không thời hạn. Vậy phân biệt hai loại giấy phép này như thế nào?
Giấy Phép Xây Dựng Có Thời Hạn
Giấy phép xây dựng có thời hạn được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, cho phép cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, hoặc tổ chức xây dựng các công trình trong một khoảng thời gian xác định. Trong khoảng thời gian này, chủ đầu tư phải bắt đầu và hoàn thành công trình đúng theo tiến độ.
Mặc dù bất kỳ ai cũng mong muốn được cấp giấy phép xây dựng không thời hạn nhưng điều này chắc chắn không thể, nhiều trường hợp giấy phép xây dựng phải có thời hạn để đảm bảo dự án xin cấp phép được diễn ra đúng theo kế hoạch, đúng theo quy định, phù hợp với quy định xây dựng địa phương đồng thời giúp quá trình theo dõi, kiểm soát của cơ quan Nhà nước chặt chẽ hơn, bảo vệ môi trường và cảnh quan xung quanh.
Giấy Phép Xây Dựng Không Thời Hạn
Nhà nước không có quy định cụ thể về định nghĩa giấy phép xây dựng. Tên gọi này thường dùng để gọi các loại giấy phép mà nội dung không xác định thời hạn sử dụng.
Theo mẫu tại Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP (trừ giấy phép xây dựng có thời hạn hoặc giấy phép di dời công trình), các loại giấy phép giấy xây dựng không thời hạn có thể là một trong những loại giấy tờ sau:
- Giấy phép xây dựng mới được cấp cho công trình không theo tuyến, công trình ngầm theo tuyến, tượng đài, nhà ở riêng lẻ,…
- Giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình không theo tuyến, công trình ngầm theo tuyến, tượng đài, nhà ở riêng lẻ,…
4. Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Giấy Phép Xây Dựng
Ngoài thắc mắc về thời hạn của giấy phép xây dựng, cụ thể là giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu, hay giấy phép xây dựng có thời hạn và không thời hạn khác gì nhau thì những câu hỏi dưới đây cũng được nhiều người quan tâm:
Giấy Phép Xây Dựng Có Thời Hạn Có Được Bồi Thường Không?
Tùy trường hợp mà công trình có được bồi thường khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất.
Khi một công trình xây dựng hết hạn tồn tại theo quy định trong giấy phép xây dựng có thời hạn, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể quyết định thu hồi đất. Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm tháo dỡ công trình. Nếu chủ đầu tư không tuân thủ, cơ quan Nhà nước sẽ tiến hành cưỡng chế tháo dỡ và chủ đầu tư sẽ phải gánh chịu mọi chi phí liên quan mà không được bồi thường.
Ngược lại, nếu công trình vẫn trong thời hạn tồn tại hợp lệ theo giấy phép khi Nhà nước quyết định thu hồi đất, chủ đầu tư sẽ được bồi thường cho các chi phí tháo dỡ, di chuyển và lắp đặt. Đối với những công trình có trang bị máy móc, dây chuyền sản xuất, chủ đầu tư cũng sẽ nhận được bồi thường cho thiệt hại phát sinh từ việc tháo dỡ và di chuyển các thiết bị này.
Giấy Phép Xây Dựng Có Thời Hạn Có Được Hoàn Công?
Hoàn công là điều kiện để được cấp, đổi sổ hồng trong trường hợp đất ở sau khi thi công có những biến đối. Hoàn công sẽ là khâu cuối cùng ghi nhận nhà ở, công trình gắn với mảnh đất. Trường hợp Nhà nước đưa ra quyết định thu hồi đất và có bồi thường thì sẽ phải đền bù cả giá trị của căn nhà.
Tuy nhiên, kế hoạch quy hoạch, sử dụng đất cũng như quyết định thu hồi đất đã được phê duyệt của Nhà nước là căn cứ xác định thời hạn giấy phép xây dựng. Khi giấy phép xây dựng hết thời hạn quy định thì chủ đầu tư bắt buộc phải tháo dỡ công trình để Nhà nước thu hồi đất. Chính vì vậy, các tài sản này sẽ không được làm thủ tục hoàn công.
Hồ Sơ Xin Giấy Phép Xây Dựng Gồm Những Gì?
Để xin cấp giấy phép xây dựng có thời hạn đối với công trình là nhà ở, theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Luật xây dựng và Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, chủ đầu tư cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng – Theo Mẫu số 01 Phụ lục II của Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất – Để xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất.
- Hai bản vẽ thiết kế xây dựng – Chi tiết kỹ thuật và thiết kế tổng thể của công trình.
- Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất – Bao gồm sơ đồ vị trí công trình, chỉ rõ vị trí của công trình trên lô đất.
- Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình – Cung cấp cái nhìn tổng quan và chi tiết về cấu trúc và thiết kế của từng phần của công trình.
- Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng – Kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật như cấp nước, thoát nước và điện.
- Bản cam kết đảm bảo an toàn cho các công trình liền kề – Để đảm bảo rằng công trình sẽ không gây hại đến các công trình xung quanh.
- Các giấy tờ khác theo quy định – Phụ thuộc vào đặc thù của từng địa phương và loại công trình.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu cùng một số quy định có liên quan. Việc xin giấy phép xây dựng là bắt buộc mà chủ đầu tư phải thực hiện trước khi bắt đầu khởi công để đảm bảo công trình được xây dựng thuận lợi, tránh những rủi ro liên quan đến pháp lý.